Monday 25 January 2016

Bộ xà giả thuyết 捕蛇者說


Liễu Tông Nguyên  (773-819) đặt ra truyện ngụ ngôn này để chê chính sách thuế má nặng nề thời đó.
Đoạn tả bọn nha lại nửa đêm tới vơ vét của dân rất linh động, thái độ hung hăng của chúng ngược hẳn với thái độ điềm nhiên của người bắt rắn. Thú vị nhất là câu: "ngó cái vò thì rắn của tôi vẫn còn". (Nguyễn Hiến Lê, Cổ văn Trung Quốc)
 
Lời người bắt rắn
[I] 














 




[II]











[III]



 



























[IV]













西




[V]





退













[VI]






 







[I] Cánh đồng Vĩnh Châu có sinh ra một thứ rắn lạ, mình đen (1) vằn trắng (2), nó đụng chạm vào cây cỏ nào thì (cây cỏ) đều chết, cắn (3) ai cũng vô phương cứu chữa. Nếu bắt được nó phơi khô (4) làm thuốc thì chữa được (5) các chứng phong nặng (6), chân tay co quắp (7), cổ sưng, ghẻ độc, làm tiêu được thịt thối, giết được trùng tam thi (8). Mới đầu quan thái y (9) theo lệnh vua cho gom bắt loài rắn đó, mỗi năm trưng thu hai lần; chiêu mộ những người có tài bắt rắn, nộp lên thay cho thuế ruộng. Dân Vĩnh Châu tranh nhau đi bắt.
 

[II] Có người họ Tưởng nọ chuyên về mối lợi đó đã ba đời. Tôi hỏi thì đáp: “Ông tôi chết vì rắn, cha tôi chết vì rắn, nay tôi nối nghiệp được mười hai năm, đã mấy lần suýt chết.”
Nói xong, vẻ mặt cực buồn thảm. [III] Tôi ái ngại, hỏi: “Chú (10) oán việc đó lắm ư? Để tôi nói với quan địa phương (11), thay đổi việc phục dịch cho chú, chú sẽ đóng thuế ruộng như trước, chú nghĩ sao?” Họ Tưởng rất bi thảm, nước mắt giàn giụa (12), đáp: “Ông thương mà muốn cứu sống tôi chăng? Nhưng việc này, tuy bất hạnh, mà so với cái bất hạnh phải đóng thuế ruộng trở lại, còn đỡ khổ hơn nhiều. Nếu tôi không làm việc này thì khốn khổ đã lâu rồi. Họ tôi ở làng này đã ba đời, tính tới nay được sáu chục năm, mà cuộc sống của người trong làng mỗi ngày một thêm cùng khốn, ruộng đất sản xuất được bao nhiêu đều hết nhẵn, thu nhập trong nhà đều nộp lên hết, kêu gào mà bỏ đi, đói khát khốn đốn, mắc mưa mắc gió, chịu nóng chịu lạnh, hít thở khí độc, đã bao người chết, thây nằm ngổn ngang. [IV] Những người trước kia cùng sống với ông tôi trong làng, nay mười nhà không còn một; những người cùng sống với cha tôi, nay mười nhà không còn được hai, ba; những người cùng sống với tôi mười hai năm nay, hiện trong mười nhà không còn được bốn, năm; nếu không chết thì cũng phải dời đi nơi khác, tôi nhờ bắt rắn mà riêng còn sống ở đây. Bọn lại hung ác tới làng tôi, hò hét náo loạn ở bốn phía, ồn ào làm cho mọi người kinh hoảng, tới gà chó cũng không được yên. [V] Tôi rón rén đứng dậy, ngó cái vò, thấy rắn của tôi vẫn còn, thế là yên lòng nằm xuống ngủ, cẩn thận nuôi rắn, đợi đúng lúc dâng lên vua, mà rồi được hưởng những món ngon miền này cho đến hết tuổi đời. Vì mỗi năm tôi chỉ phải nguy tánh mạng hai lần thôi, còn thì hớn hở vui vẻ (13) suốt năm, có đâu như những người khác trong làng ngày nào cũng khốn khổ! Bây giờ giá tôi có chết vì bắt rắn thì cũng còn là chết sau những bà con lối xóm, như vậy thì sao dám oán gì nữa?”
 

[VI] Tôi nghe mà càng thương tâm. Khổng Tử nói: “Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp.” (14) Tôi đã từng ngờ lời đó, nay xét qua đời người họ Tưởng này mới tin là đúng. Than ôi, ai biết cho rằng cái độc hại của thuế má nặng nề còn tệ hơn cái độc hại của rắn nữa! Cho nên tôi chép lại  lời người bắt rắn này để đợi các nhà khảo sát dân tình phong tục hiểu thấu.   

(Dịch theo Nguyễn Hiến Lê, Cổ văn Trung Quốc, trang 287)











Chú thích

(1) mình đen: nguyên văn hắc chất  thân mình màu đen.
(2) vằn trắng: nguyên văn bạch chương  hoa văn màu trắng.
(3) cắn: nguyên văn niết . Cũng như giảo .
(4) phơi khô: nguyên văn tịch  thịt khô; ở đây dùng làm động từ: đem phơi ở chỗ có gió cho khô.
(5) chữa được: nguyên văn dĩ . Cũng như chỉ .
(6) chứng phong nặng: nguyên văn đại phong . Cũng như ma phong bệnh .
(7) chân tay co quắp: nguyên văn luyến uyển .
(8) trùng tam thi: nguyên văn tam trùng . Tức là tam thi trùng , đạo gia gọi đầu, ngực và bụng là tam thi, chỗ do đó sinh bệnh. Có thuyết nói "tam trùng" là kí sinh trùng.
(9) thái y chức quan coi về việc thuốc trong cung vua.
(10) chú: nguyên văn nhược , nhân vật đại danh từ ngôi thứ hai (mày, ngươi, v.v.)
(11) quan địa phương: nguyên văn lị sự giả , chỉ quan lại đến nhậm việc ở một nơi.
(12) nước mắt giàn giụa: nguyên văn uông nhiên , nước mắt chảy không ngừng.
(13) hớn hở vui vẻ: nguyên văn hi hi  dáng vui hòa.
(14) chính sách hà khắc: Khổng Tử đi qua bên núi Thái Sơn, có một người đàn bà khóc ở mộ rất bi thương. Phu tử tựa vào đòn ngang xe cúi mình xuống để nghe, sai Tử Lộ hỏi bà ta rằng: “Tiếng khóc của bà dường như có nhiều nỗi đau buồn?” (Người đàn bà) bèn trả lời rằng: “Đúng thế. Ngày trước cha chồng tôi chết vì cọp, chồng tôi cũng chết vì cọp, nay con tôi lại chết vì cọp.” Phu tử nói rằng: “Tại sao bà không bỏ đi?” (Người đàn bà) đáp: “Ở đây không có chính sách hà khắc.” Phu tử nói rằng: “Các trò hãy ghi nhớ điều đó. Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp dữ.” (Trần Văn Chánh dịch, Toàn thư tự học chữ Hán – Nhà xuất bản Trẻ)


youtube



Tham khảo
Nguyễn Hiến Lê, Cổ văn Trung Quốc, Xuân Thu xuất bản, USA, Houston.
http://rthk.hk/chiculture/chilit/dy04_1604.htm
https://www.youtube.com/watch?v=cK5mnJd0e3o